Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013


Tại sao chúng ta thèm đồ ngọt sau khi ăn?

Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ngay từ khi còn bé, con người đã được rèn để tráng miệng bằng đồ ngọt sau bữa ăn chính. Nhiều gia đình còn dùng bánh, kẹo ngọt để nịnh trẻ kết thúc bữa ăn khi chúng không thích hoặc lúc chúng lười ăn.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác cho rằng hóa chất trong não bộ chính là nguyên nhân dẫn tới những chiếc răng sâu do ăn đồ ngọt sau bữa tối. Có một vài bằng chứng khoa học cho thấy ăn đường có thể tăng cường khả năng hấp thụ amino axit tryptophan trong một số loại thức ăn. Sau đó, tryptophan làm tăng hàm lượng serotonin – chất dẫn truyền thần kinh tạo ra cảm giác thỏa mãn.

Ngoài ra theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, một số người khi thưởng thức một bữa ăn quá lớn có thể dẫn tới tình trạng giảm đường huyết quá mức với các triệu chứng như đói, yếu, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy, đau đầu nhẹ, bồn chồn, không tỉnh táo. Ăn đồ ngọt là một cách để làm giảm triệu chứng hạ đường huyết.

Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 1-4 tiếng sau bữa ăn giàu carbohydrate. Hiện tượng hạ đường huyết đặc biệt phổ biến ở những người vừa trải qua phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân bởi họ dễ gặp phải tình trạng thức ăn khi vào cơ thể qua dạ dày quá nhanh rồi chuyển xuống ruột non khi vẫn chưa được nghiền nát.

Những nguyên nhân ngoài phẫu thuật dẫn tới tình trạng hạ đường huyết vẫn còn là một bí ẩn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một số trường hợp nguy cơ như sự thiếu hụt enzyme tiêu hóa, hàm lượng hormone glucagon thấp hoặc độ nhạy của hormone epinephrine.

Để hạn chế tình trạng hạ đường huyết, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn những bữa nhỏ và tránh các bữa ăn có hàm lượng carbohydrate cao. Thay vào đó, bạn nên chọn cho mình một bữa ăn cân bằng, giàu chất xơ, năng vận động thể chất.
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét