Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013


Để bảo vệ trái tim khỏe mạnh ngoài việc phải thực hiện một lối sống lành mạnh, thì việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho tim cũng vô cùng cần thiết và quan trọng.
Thảo mộc tươi: có thể chế tạo ra nhiều loại thuốc hoặc thức ăn tốt cho tim mạch. Thảo mộc có chứa các chất ngăn ngừa bệnh tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ và bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng cholesterol. Các loại cây như cây hương thảo (Rosemary), cây xô thơm (sage), rau oregano hoặc hung tây có chứa chất chống ôxy hóa.
Đỗ đen: có chứa folate, magiê, chất xơ, chất chống ôxy hóa tốt cho tim, kiểm soát cholesterol và lượng đường trong máu.
Rượu vang: Mỗi ngày bạn uống một chút rượu vang đỏ sẽ tốt hơn cho tim. Chất resveratrol và catechin có trong rượu vang đỏ có tác dụng chống ôxy hóa và bảo vệ thành động mạch. Tuy nhiên không nên uống quá 1 ly mỗi ngày, lưu ý khi đang dùng thuốc aspirin hoặc các loại thuốc khác.
Cá hồi: là thực phẩm hàng đầu cho tim mạch, giàu omega-3, EPA và DHA. Omega-3 có tác dụng làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và điều hòa huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mỗi người nên dùng 2 khẩu phần cá hồi hoặc dầu cá một tuần.
Cá ngừ: là nguồn cung cấp omega-3 có lợi cho trái tim bạn, đặc biết là cá ngừ trắng. Ngoài ra, omega 3 còn có trong các loại cá khác như cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm…
Dầu ôliu: có chứa chất polyphenol có tác dụng chống ôxy hóa và bảo vệ các mạch máu, và các chất béo không bão hòa đơn. Dùng dầu ôliu thay thế cho chất béo bão hòa (như bơ) có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Dùng hàng ngày với salad, bánh mỳ, rau…hãy dùng ít nhất từ 6 tháng trở lên.
Quả óc chó: một lượng nhỏ quả óc chó mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa nguy cơ viêm các động mạch tim. Qủa óc chó cũng có chứa omega-3, chất béo không bão hòa đơn và chất xơ…những chất tốt cho tim mạch của bạn.
Hạnh nhân: hạnh nhân có thể đi kèm với các món salad rau, cá, thịt gà, thậm chí cả những món tráng miệng. Hạnh nhân chứa chất Sterol, chất xơ và các chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch. Ngoài ra, thực phẩm này có thể giúp giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Đậu nành tươi: là một trong những món ăn khai vị phổ biến tại các nhà hàng Nhật Bản. Protein và chất xơ trong đậu nành có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính trong máu.
Đậu phụ: có chứa các khoáng chất có lợi cho tim, chất xơ và chất béo không bão hòa giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn động mạch.
Khoai lang: có vị ngọt tự nhiên, chứa protein có thể ngăn chặn sự lắng đọng của chất béo trong hệ thống tim mạch, để duy trì sự linh hoạt mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm tích tụ mỡ dưới da và tránh béo phì. Chất dopamin trong khoai giúp tăng cường sự giãn nở của các mạch máu, cải thiện lưu thông máu.
Trái cây: có chứa nhiều vitamin C, chất xơ giảm cholesterol và kali giúp kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy cam có thể cải thiện chức năng mạch máu và huyết áp thông qua chất hesperidin có tác dụng chống ôxy hóa.
Cải cầu vồng có màu xanh đậm: lá rau chứa nhiều magiê và kali, khoáng chất giúp kiểm soát huyết áp. Ngoài ra chất xơ, vitamin A, lutein và zeaxanthin có tác dụng chống ôxy hóa hóa trong rau giúp cho trái tim bạn khỏe mạnh hơn.
Cà rốt: nghiên cứu mới nhất về cà rốt cho thấy rau củ giòn ngọt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Cà rốt cũng là thực phẩm hàng đầu chứa chất xơ hòa tan có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Chất xơ: trong lúa mạch cũng có tác dụng giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Phần bổ dưỡng nhất chính là vỏ bao bên ngoài lúa mạch. Hãy bổ sung lúa mạch vào các món súp, hầm để bảo vệ trái tim bạn.
Bột yến: hãy sử dụng bột yến mạch trong các bữa ăn nhẹ hàng ngày, nó giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, hạ thấp LDL cũng như giảm cholesterol trong máu.
Hạt lanh: rất giàu chất xơ và acid béo omega-3. Do đó thường xuyên ăn hạt lanh có thể giảm nguy cơ đau tim. Thêm 1-2 muỗng hạt lanh xay trong các món ăn như súp, thịt hầm… mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt hơn sử dụng dầu hạt lanh hoặc để nguyên hạt.
Sữa chua: ít béo rất giàu protein và các loại dưỡng chất khác như calci, kẽm và magiê, các chất có tác dụng điều hòa huyết áp.
Thực phẩm tăng cường chất sterols: bơ thực vật, sữa đậu nành, nước cam có thể cung cấp sterol và stanol chống tăng lượng cholesterol.
Cà phê và trà: có thể giúp bảo vệ tim mạch của bạn và ngăn ngừa bênh tiểu đường týp 2. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hàng ngày có thể giảm 25% nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, caffein có thể làm phức tạp hơn các triệu chứng.
Ớt bột: So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, calci, phospho và vitamin nhóm B. Mỗi 100g ớt cay tươi chứa tới 144mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol. Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.
Muối Kosher: có thể cung cấp cho bạn vị mặn và natri ít hơn so với các loại muối khác, đây là giải pháp tuyệt vời cho những người cao huyết áp. Tuy nhiên bạn vẫn phải chú ý khi nấu ăn nên kết hợp muối Kosher với các loại thảo mộc ưa thích, nhằm làm giảm lượng natri không tốt cho sức khỏe.
Quả anh đào: Chất chống ôxy hóa anthocyanin trong quả anh đào được coi là tốt cho não bộ và còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Quả việt quất: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quả việt quất có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắcbệnh tim mạch cũng như có tác dụng làm hạ huyết áp. Chất chống ôxy hóa trong cây việt quất có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) lắng đọng ở thành mạch máu.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét